Máy ép cốt dừa bằng điện hướng dẫn sử dụng và vệ sinh chi tiết nhất

Máy ép cốt dừa là thiết bị chuyên dụng dùng để nghiền ép bã dừa khô thành nước cốt. Phần nước cốt này dùng để chế biến các loại thực phẩm từ dừa tại các cơ sở cung cấp nước cốt dừa, cơ sở làm bánh, kẹo, dầu dừa,…vv.  

Thế nhưng, việc sử dụng và vệ sinh thiết bị này sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy ép dừa chạy bằng điện một cách chi tiết nhất.

Hướng dẫn sử dụng máy ép cốt dừa bằng điện đơn giản nhất

Trước khi bắt tay vào sử dụng máy ép cốt dừa chạy bằng điện, bạn nên hiểu rõ nguyên lý hoạt động của dòng máy này. Đó là khi máy vận hành, các móc xoắn của trục sẽ quay dưới tác động của động cơ 2 ngựa. Động cơ này hoạt động với tốc độ 45 vòng/phút.

Bên ngoài trục xoắn là 2 ống lưới lọc tròn rỗng có khoan lỗ. Phần ống lưới bên trong được khoan các lỗ cực kì nhỏ. Nó có tác dụng để bã dừa không thể lọt qua. Còn ống lưới bên ngoài giữ độ chắc chắn cho ống lưới bên trong.

Khi thả cơm dừa xay vào phễu nạp thì cơm dừa sẽ theo các mốc xoắn đi đến bộ phận ép. Lúc này nước cốt sẽ chảy qua máng ra nước cốt. Còn xác dừa sẽ đi ra ngoài qua các lỗ nhỏ ở đầu bộ phận ép và rơi xuống máng ra bã dừa.

máy ép cốt dừa bằng điện

Trước khi dùng máy, bạn nên vệ sinh sơ qua các khay và một số bộ phận tiếp xúc với dừa. Cụ thể, bạn hãy vệ sinh các bộ phận như khay, đầu ép, trục xoắn,…vv để đảm bảo vệ sinh. Sau đó, chuẩn bị sẵn các dụng cụ cần thiết cho quá trình ép nước cốt dừa

Bước 1: Bạn hãy cho cơm dừa lên khay. Đặt sẵn tô lớn hoặc thau sạch ở phía dưới để hứng nước cốt dừa. Cùng với đó là1 túi để đựng xác dừa sau khi đã ép.

Bước 2: Kết nối máy với nguồn điện. Xoay công tắc theo chiều kim đồng hồ để vận hành máy.

máy ép cốt dừa bằng điện

Bước 3: Gạt dừa từ từ xuống khe ép bằng muôi chuyên dụng. Lưu ý, lúc này bạn không nên đẩy quá nhiều cơm dừa vào máy trong một lúc để tránh bị kẹt.

Bước 4: Ép liên tục từ khay này sang khay khác. Tuy nhiên cứ sau 30 phút thì cho máy nghỉ. Còn nếu máy bị ket dừa thì nhấn ngay công tắc ngược chiều kim đồng hồ. Để dừa đùn lại, không cho tay vào lấy dừa ra. Ép xong tắt máy và bắt đầu vệ sinh là được.

Có thể bạn quan tâm:

Mở lò bánh mì với đầy đủ dây chuyền máy làm bánh BIGSTAR

Hướng dẫn sử dụng và vệ sinh máy xay giò chả chi tiết nhất

Phương pháp vệ sinh máy ép cốt dừa bằng điện chi tiết

Trước khi vệ sinh máy, bạn hãy ngắt kết nối máy vắt nước cốt dừa với nguồn điện. Việc vệ sinh máy ép cốt dừa ngay sau khi sử dụng sẽ giúp máy luôn bền bỉ, sáng bóng. Các bước vệ sinh máy bao gồm:

Bước 1: Tháo lỏng 3 đai ốc đầu ép cốt dừa để tháo lần lượt đĩa cố định, trục đùn Inox, lưới Inox… để tiến hành vệ sinh

máy ép cốt dừa bằng điện

Bước 2: Sử dụng vòi xịt để rửa phần khay chứa dừa và phần đầu ép để trôi hết bã dừa còn bám lại.

Bước 3: Đối với các bộ phận còn lại của máy thì sử dụng khăn lau có ít nước rửa bát để lau sạch. Sau đó, xả lại với nước.

Bước 4: Vệ sinh các bộ phận của máy xong thì để cho máy khô ráo. Cuối cùng lắp lại theo đúng trình tự đã tháo.

Video tham khảo máy ép cốt dừa bằng điện

Cách bảo quản máy ép cót dừa bằng điện

  • Trong quá trình sử dụng máy nếu máy bị kẹt thì bạn hãy vặn công tắc ngược chiều kim đồng hồ để nguyên liệu trở lại. Nếu để lâu sẽ khiến động cơ bị cháy.
  • Trước khi vệ sinh và bảo trì máy, bạn phải chắc chắn đã ngắt kết nối điện toàn bộ đến máy.
  • Sử dụng muôi chuyên dụng để gạt cơm dừa. Tuyệt đối không dùng các loại thìa, dao, hay dùng tay vì sẽ gây nguy hiểm cho bản thân.
  • Không để máy vận hành liên tục quá 30 phút mỗi lần sử dụng để đảm bảo độ bền.
  • Khi vệ sinh, bạn nên chú ý không để nước rơi vào động cơ.
  • Đặt máy nơi khô ráo và tránh xa tầm tay trẻ em.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sticky Buttons
Hợp tác Chat Zalo 0911005012